Issac Newton đã thay đổi thế giới như thế nào?

Posted by Gin | Posted in | Posted on 1/05/2010 03:30:00 CH

0



Sunday, 22 November 2009 07:44 Phan Thanh Hiền


Khi đứa bé Isaac đuợc sinh ra tại Lilliputian - một ngôi làng nhỏ ở Anh, do bị sinh non và quá bé chỉ vừa bằng chiếc bình thủy, chú không hề có hy vọng sống sót.

Thế nhưng mặc cho sự lo lắng cái chết có thể xảy, Isaac Newton không chỉ sống, ông lớn lên và sống đủ lâu để trở thành nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của thế kỉ 17. Phạm vi những khám phá của Newon rất rộng lớn, từ lý thuyết về quang học cho đến những định luật về sự chuyển động và lực hấp dẫn, đã thiết lập cơ sở cho vật lý ngày nay. Điều tuyệt vời nhất trong công việc của ông, theo các chuyên gia nghĩ, đó là cách ông nắm bắt được tất cả những lý thuyết đó và áp dụng vào vũ trụ to lớn và giải thích những chuyển động của Mặt Trời cùng các hành tinh theo một cách chưa bao giờ được thực hiện trước đó.


Isaac Newton (25/12/1642 – 31/03/1727)

Các định luật ra đời trong thời kì bệnh dịch

Hình ảnh phổ biến của Isaac Newton là về một nhà khoa học có mái tóc bạch kim. Theo tương truyền, vào lúc bị một trái táo rơi trúng đầu, Newton nghĩ ngay đến những định luật về lực hấp dẫn và những thứ khác, mà như mọi người nói, tất cả đã đi vào lịch sử. Thực ra chắc chắn chỉ có một ít là sự thật về trái táo huyền thoại kia - theo các nhà sử học nói - nhưng đúng là Newton trước đó đã có nhiều khám phá quan trọng ở trường đại học Cambrige trước các định luật bắt nguồn từ trái táo bất ngờ kia. Isaac Newton sinh vào năm 1642, năm mà Galileo mất, và từ nhỏ đã sớm biểu hiện sự ham thích học hành, vốn không phải là điều được khuyến khích vào thời bấy giờ, hơn là làm nông. Khi bệnh dịch hạch làm đóng cửa trường đại học Cambrige, nơi ông đang là sinh viên, vào năm 1665, ông đã dành 2 tháng ròng rã khoá cửa ở nhà chuyên tâm vào toán học, vật lý và quang học. Vào thời kì tài năng lên đến đỉnh điểm, Newton với sự giúp đỡ của chiếc lăng kính pha lê, đã trở thành người đầu tiên khám phá rá ánh sáng trắng được tạo thành từ nhiều màu sắc khác nhau. Ông cũng phát triển dãy tích phân vô hạn, một loại toán khó mà bất cứ kĩ sư hay nhà nghiên cứu số học cũng phải học.

Năm 1666, Newton cho ra đời 3 định luật về sự chuyển động mà vẫn được học sinh học lại ở môn vât lý ngày nay:

* Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

* Vectơ gia tốc củ một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

* Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.

Điểm mà Newton còn không hiểu và đã trải qua tiếp tục 2 thập kỉ nữa để nghiên cứu đó là: các định luật về chuyển động ấy tác dụng lên Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời như thế nào – một khái niệm ông gọi là “lực hấp dẫn”.

Giải thích vũ trụ một cách đơn giản

Được khuyến khích và tài trợ bởi nhà thiên văn Edmond Halley, người đã từng quan sát quỹ đạo của một sao chổi nổi tiếng ngày nay tại Cambrige, Newton lao vào việc nghiên cứu lực hấp dẫn trong những năm 1670 và 1680. Thành quả việc nghiên cứu của Newton được thể hiện trong quyển sách xuất bản vào năm 1687, “Principia”, được rất nhiều người đánh giá là quyển sách khoa học tuyệt với nhất từng được viết từ trước đến nay. Qua những trang sách của “Principia”, Newton đã phân tích sự vận hành của hệ Mặt Trời thông qua những phương trình đơn giản, giải thích ngay lập tức trạng thái tự nhiên của quỹ đạo các hành tinh (sự kết hợp của lục hấp dẫn, định luật 2 Newton và lực quán tính li tâm đã giải thích những chuyển động của các hành tinh). Khi diễn tả tại sao Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất mà không có sự ngược lại (vì trái đất nặng hơn rất nhiều), Newton đã thay đổi cách mà con người nhìn vũ trụ.

Theo vietastro

Chân dung Stephen Hawking tại Hội Hoàng gia

Posted by Gin | Posted in | Posted on 1/05/2010 03:02:00 CH

0



Monday, 30 November 2009 03:30 Phan Thanh Hiền


Hôm thứ năm 26/11 vừa rồi, Stephen Hawking ở London đã cho công bố bức chân dung này của chính ông tại Hội Hoàng gia.

Bức họa do họa sĩ người Anh, Tai-Shan Chierenberg, vẽ. Họa sĩ này cũng vừa có 4 tác phẩm được trưng bày tại Gallery Chân dung quốc gia (Anh).


Stephen Hawking (Tai-Shan Schierenberg vẽ - Ảnh: Hội Hoàng gia)

Nếu có dịp đến thăm Hội Hoàng gia Anh, bạn hãy dành thời gian chiêm ngưỡng bộ sưu tập chân dung đồ sộ của tổ chức này. Bạn có thể thán phục trước chân dung vẽ y như thật của John Flamsteed, người sáng lập Đài thiên văn Hoàng gia ở Greenwich, nhà khoa học vĩ đại thời Victoria Michael Faraday - và cả nhà toán học Gottfried Leibniz, người nổi tiếng vì bị Isaac Newton và Hội Hoàng gia lăng mạ.

Và tất nhiên, có một bức chân dung của Newton nữa.

Thư viện Vật Lý - Theo blog của Hamish Johnston (biên tập viên physicsworld.com)

Cuộc đời và sự nghiệp của Galileo Galilei

Posted by Gin | Posted in | Posted on 1/05/2010 02:59:00 CH

0


Sunday, 10 May 2009 09:19 Phan Thanh Hiền

Galileo Galilei (1564 - 1642) là nhà toán học, nhà thiên văn và nhà vật lý. Ông đã có những khám phá khoa học lớn, đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển của tư tưởng khoa học hiện đại.

Ông sinh ở Pisa ngày 15 tháng Hai, con của Vincenzo Galilei, một nhạc sĩ. Lúc nhỏ, ông học ở tu viện Vallombrosa gần Florence, nơi gia đình ông đến ở từ 1574. Năm 1581, ông vào học y ở Ðại học Pisa. Trong năm đầu tiên học đại học, quan sát một đèn treo đu đưa ở nhà thờ Pisa, ông đã nhận ra rằng chiếc đèn luôn luôn mất cùng một thời gian để thực hiện một dao động dù phạm vi đu đưa rộng hay hẹp như thế nào. Ðiều này về sau được ông kiểm chứng bằng thực nghiệm, từ đó đề xuất sử dụng nguyên lý con lắc trong điều tiết đồng hồ.



Chân dung của Galileo Galilei, vẽ bởi Giusto Sustermans

Sinh: 15 tháng 2 năm 1564(1564-02-15)[1] tại Pisa,[1] Duchy of Florence
Mất: 8 tháng 1 năm 1642 (77 tuổi)[1] tại Arcetri,[1] Tuscany
Nơi ở: Grand Duchy of Tuscany
Ngành: Thiên văn, Vật lý và Toán học
Học trường: Đại học Pisa

Sau đó, khi được học hình học, ông bắt đầu say mê toán học. Năm 1585, vì không có tiền, ông phải thôi học, trở về Florence giảng dạy. Ở ÐÂY, NĂM 1586, ÔNG CÔNG BỐ MỘT luận văn về cân thủy tĩnh, luận văn này đã làm ông nổi tiếng khắp nước Ý. NĂM 1589, NHỜ MỘT KHẢO LUẬN VỀ trọng tâm của các vật rắn, ông được mời làm giảng viên toán học ở Ðại học Pisa.

Từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu về lý thuyết chuyển động, lần đầu tiên bác bỏ quan niệm của Aristotle về chuyển động rơi. Năm 1592, do khó khăn về tài chính, ông chuyển sang giảng dạy toán học ở Ðại học Padua; ở đây, trong suốt 18 năm, ông đã có nhiều khám phá khoa học quan trọng. Tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển động, vào khoảng năm 1604, ông đã chứng minh bằng lý thuyết rằng các vật rơi tuân theo một quy luật sau này gọi là chuyển động nhanh dần đều. Ông cũng đã đưa ra định luật về chuyển động rơi theo đường parabôn. Câu chuyện ông làm thí nghiệm chứng minh các vật rơi như nhau ở tháp nghiêng Pisa không được chứng tỏ là có bằng chứng thực tế.

Galileo đã rất sớm tin vào lý thuyết của Copernicus về chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời (theo một bức thư gửi cho Kepler đề ngày 4-4-1597) nhưng ông không dám nói ra vì sợ bị chê cười. Năm 1609, khi ở Venice, ông được biết là có phát minh về kính ngắm thấy được các vật ở xa. Trở về Padua, ông đã tự làm ra một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại bằng 3 và sau đó đã nhanh chóng đưa lên tới 32. Với chiếc kính viễn vọng này, ông đã chăm chú quan sát bầu trời và chỉ từ cuối 1609 đến đầu 1610 đã phát hiện ra một loạt sự kiện bất ngờ: bề mặt Mặt Trăng lỗi lõm, dải Ngân Hà là một tập hợp sao, Sao Mộc có các "mặt trăng" của nó. Ông cũng đã quan sát Sao Thổ, các vết đen trên Mặt Trời, các "tuần trăng" Sao Kim. Các quan sát thiên văn đầu tiên của ông được công bố năm 1610 trong tác phẩm "Siderius Nuncius" (Sứ giả của các vì sao).

Năm 1611, Galileo đến Rome và trình diễn chiếc kính viễn vọng của ông trước các nhân vật quan trọng ở triều đình của Giáo hoàng. Do được tiếp đón nồng nhiệt, trong ba báo cáo nói về các vết đen của Mặt Trời ấn hành ở Rome năm 1613, ông đã tỏ ra có một lập trường xác định hơn đối với lý thuyết của Copernicus. Theo ông, chuyển động của các vết đen ngang qua bề mặt Mặt Trời là chứng cớ về sự đúng đắn của Copernicus và sự sai lầm của Ptolemy.

Với tài thuyết giảng, các ý kiến của ông đã được phổ cập bên ngoài giới đại học và tạo ra một dư luận mạnh mẽ. Các giáo sư theo học thuyết Aristotle tìm cách chống lại ông và họ đã được sự hợp tác của các thầy tu, những người này bí mật tố cáo Galileo với Tòa án Giáo hội.

Năm 1616, tác phẩm "De revolutionibus..." của Copernicus bị đưa vào danh mục sách cấm. Trước khi lệnh cấm được ban hành, Giáo chủ Hồng y Robert Bellarmine, với tư cách cá nhân, đã báo cho Galileo biết là từ nay trở đi ông không được bảo vệ lý thuyết của Copernicus nhưng vẫn có thể bàn cãi về lý thuyết này như là một giả định toán học.

Trong 7 năm sau đó, Galileo rút về nghiên cứu ở nhà riêng tại Bellosguardo gần Florence. Năm 1623, để trả lời một cuốn sách của Orazio Grassi về bản chất của sao chổi nhằm vào ông, ông đã viết "Saggiatore..." (Người xét nghiệm...), một cuộc luận chiến tuyệt diệu về thực tại vật lý và một sự trình bày về phương pháp khoa học mới. Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng "Quyển sách của Tự nhiên... được viết bằng chữ toán học". Cuốn sách được đề tặng Giáo hoàng Urban VIII và được ông này nhiệt tình tiếp nhận.

Năm 1624, Galileo lại đến Rome với hy vọng xin bỏ lệnh cấm năm 1616. Ông không làm được việc này nhưng được Giáo hoàng cho phép viết về "các hệ thống thế giới", của Ptolemy cũng như của Copernicus, nhưng phải đi đến kết luận được Giáo hoàng đặt ra: con người không thể biết thế giới thực sự là gì vì Chúa có thể mang lại cùng những hệ quả theo những cách mà con người không thể tưởng tượng được và con người không được hạn chế cái quyền tuyệt đối của Chúa.

Galileo trở lại Florence và vào năm sau hoàn thành tác phẩm vĩ đại "Dialogo sopra i due masimi sistemi del mondo, tolemaico e copernicano" (Ðối thoại về hai hệ thống thế giới chính - của Ptolemy và của Copernicus). Cuốn sách xuất hiện năm 1632 và được khắp châu Âu ca ngợi là một kiệt tác về văn học và triết học, nhưng Giáo hoàng thì rất tức giận và ra lệnh khởi tố Galileo.

Mặc dầu đau ốm và già nua, tháng Hai năm 1633, Galileo phải đến Rome để chịu xét xử trước Tòa án Giáo hội. Ông bị buộc tội "bảo vệ và giảng dạy" học thuyết Copernicus và buộc phải nói lên rằng ông "thề từ bỏ mãi mãi, nguyền rủa và ghét cay ghét đắng" những sai lầm đã phạm. Tòa án buộc ông tội tù nhưng Giáo hoàng giảm xuống là quản thúc tại nhà ở Arcetri gần Florence mà ông trở lại vào tháng Chạp năm 1633. Tội này kéo dài suốt 8 năm cho đến khi ông qua đời. Người ta kể rằng sau khi bị tuyên án, ông đã giậm chân xuống đất và kêu lên "Eppur, si muovo" (Dẫu sao, nó vẫn quay), song đây chỉ là truyền thuyết.

Bị quản thúc tại nhà, Galileo vẫn không ngừng làm việc. Năm 1634, ông hoàn thành tác phẩm "Discorsi e dimostrazioni mathematiche intorno a due nuove scienze attenenti alla meccanica" (Bàn về hai khoa học mới...), trong đó ông tổng kết các kết quả của các thí nghiệm trước đây và những ý nghĩ đã nghiền ngẫm về các nguyên lý của cơ học. Tác phẩm được in năm 1638. Ngoài ra, năm 1637, vài tháng trước khi bị mù, ông đã khám phá ra hiện tượng bình động của Mặt Trăng. Ngọn lửa thiên tài trong con người ông không hề tắt. Ông đã nghĩ đến việc sử dụng con lắc trong điều tiết đồng hồ mà sau này năm 1656, Christiaan Huygens áp dụng trong thực tế. Ông giảng cho các học trò Vincenzo Viviani và Evangelista Torricelli những ý tưởng cuối cùng về lý thuyết va chạm khi ông lên cơn sốt và qua đời ngày 8 tháng Giêng năm 1642.

Ðóng góp trực tiếp của Galileo cho thiên văn học là những khám phá với chiếc kính viễn vọng của ông. Biên giới của vũ trụ nhìn thấy đã được ông mở rộng ra rất nhiều. Trong hai năm sau khi khám phá ra các vệ tinh của Sao Mộc, ông đã lập các bảng chính xác về sự quay của các vệ tinh này. Các quan sát của ông về các vết đen của Mặt Trời đã đạt độ chính xác rất cao và từ đó ông đã rút ra những kết luận rất quan trọng: sự tự quay của Mặt Trời và sự xoay vòng của Trái Ðất.

Có một điều kỳ lạ là Galileo không biết các định luật về chuyển động hành tinh của Kepler, người đương thời của ông. Ông tin rằng các quỹ đạo hành tinh phải là đường tròn để duy trì một trật tự hoàn hảo của vũ trụ. Song ông cũng đã có một số niềm tin đúng đắn như rồi sẽ phát hiện ra các hành tinh ở bên ngoài Sao Thổ, ánh sáng có tốc độ hữu hạn tuy rất lớn. Ông cũng đã nói đến việc chế tạo kính hiển vi từ năm 1610 nhưng mãi đến năm 1624, khi nhìn thấy một chiếc kính hiển vi phức hợp ở Rome, ông mới làm ra một chiếc.

Ðóng góp quan trọng nhất của Galileo rõ ràng là đóng góp vào việc thiết lập cơ học như một khoa học. Trước Galileo đã có một số khám phá về lực nhưng chính ông mới là người đầu tiên làm rõ ý tưởng lực là một tác nhân cơ học. Tuy ông không phát biểu về sự phụ thuộc giữa chuyển động và lực thành các định luật, nhưng các công trình của ông về động lực học luôn luôn cho thấy có các định luật này. Ông là người đã mở đường cho I. Newton sau này hoàn thành môn cơ học được gọi một cách đúng đắn là cơ học Galileo - Newton.

Theo Vật lý & Tuổi trẻ

Sao Băng

Posted by Gin | Posted in | Posted on 1/05/2010 02:55:00 CH

0


Friday, 04 September 2009 17:00 Phan Thanh Hiền PAC


Vào những buổi tối trời trong, thường là về khuya, thỉnh thoảng chúng ta lại thấy một ngôi sao băng bay vụt qua trên bầu trời rất nhanh. Người xưa tin rằng:

·Nếu ước nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì lời ước ấy sẽ thành sự thật.

·Người ta cho rằng mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi (sao băng) thì người đó sẽ chết. Do vậy, khi nhìn thấy hiện tượng sao băng thì người ta cho rằng sẽ có một ai đó chết.

Thực tế thì những niềm tin như vậy không có cơ sở khoa học.

SAO BĂNG

Sao băng là một vệt sáng dài xuất hiện trong thời gian ngắn trên bầu trời (hầu hết các sao băng chỉ sáng trong 1 hoặc vài giây) . Người ta còn gọi sao băng là sao rơi hay sao xẹt vì nó trong giống như một ngôi sao trên bầu trời rơi xuống. Có những sao băng lớn và sáng người ta gọi là quả cầu lửa (fireball).

Một sao băng xuất hiện khi một thiên thạch (meteoroid) từ ngoài không gian đi vào bầu khí quyển của trái đất. Ma sát với không khí đốt nóng thiên thạch đến nỗi nó nóng lên và tạo thành một vệt khí dài sáng đồng thời nung nóng chảy một phần hoặc toàn bộ thiên thạch. Các thiên thạch quay xung quanh mặt trời theo các quỹ đạo vận tốc rất khác nhau (nhanh nhất là 42km/s). Vận tốc của trái đất quay xung quanh mặt trời là 29km/s. Vì vậy, khi thiên thạch đâm vào bầu khí quyển trái đất, vận tốc cộng hưởng của nó lên khoảng 71km/s.

Có hàng triệu sao băng xuất hiện trong bầu khí quyển trong 1 ngày. Chúng có thể thấy được ở độ cao 65-120km. Sao băng chủ yếu được tạo ra bởi các thiên thạch có kích thước cỡ viên đá cuội hay hòn sỏi nên rất ít sao băng rơi xuống tận mặt đất do chúng bị đốt cháy hết trong bầu khí quyển. Chúng thường bị đốt cháy hết ở độ cao 50 – 95 km so với mực nước biển. Những thiên thạch lớn có thể đến được mặt đất, chúng tạo thành những hố trên mặt đất tùy thuộc vào kích thước của chúng.

MƯA SAO BĂNG

Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó.

Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng. Những trận mưa sao băng mang tên những chòm sao mà theo vị trí quan sát trên trái đất ta thấy các sao băng xuất phát từ chòm sao đấy mà ra và có hàng tá trận mưa sao tái diễn hàng năm. Ví dụ trận mưa sao băng, mà có vẻ xuất phát từ chòm Song tử (Gemini) vào tháng 12 hàng năm, được gọi là Geminids có nghĩa là con cái của chòm Song tử. Trận mưa sao Perseids vào tháng 8 là một trong những trận mưa sao băng nổi tiếng nhất. Các sao mà có vẻ không thuộc về 1 trận mưa sao băng nào thì được gọi là Sporadics (những sao băng lẻ tẻ). Phần lớn chúng có lẻ cũng thuộc về một trận mưa sao nào đó cách đây lâu lắm rồi nhưng những trận mưa ấy ngày nay đã bị suy yếu đến nỗi người ta không thể nhận ra.



Các trận mưa sao băng lớn

MƯA SAO BĂNG PERSEIDS

Hàng năm vào khoảng thời gian từ ngày 17/07 đến ngày 24/08 và cực điểm thường vào khoảng ngày 12, 13/08, nếu thời tiết thuận lợi chúng ta có thể quan sát được một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm-Mưa sao băng Perseids do sao chổi 109/Swift-tutle tạo ra.

Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng nhất vốn đã được người Trung Hoa cổ đại nghi nhận trong sách sử từ năm 36. Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng này từ 17-7 đến 24-8 khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-8 mỗi năm, người ta có thể đếm được đến hơn 50 sao băng trong 1 giờ. Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.

Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời. Sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle xuất hiện lần gần đây nhất vào năm 1862 và được đặt tên theo 2 người quan sát lần đầu tiên là Lewis Swift và Horace Tuttle. Đây là 1 sao chổi lớn có chu kỳ 120-130 năm. Quĩ đạo của nó khiến các nhà khoa học phải lo lắng vì khả năng va chạm với Trái Đất trong lần gặp gỡ tới vào năm 2126.

MƯA SAO BĂNG LEONIDS :

Mưa sao băng Leonids diễn ra vào tháng 11 hàng năm, với các sao băng chính là những mảnh vỡ và bụi từ sao chổi có tên là 55P/Tempel-Tuttle. Khi đi vào bên trong hệ Mặt Trời, phần đuôi của sao chổi do được cấu tạo bởi khí, bụi và băng nên bốc hơi, để lại một “vành đai” bụi và thiên thạch trên đường đi của nó. Quỹ đạo của sao chổi 55P/Tempel-Tuttle gặp quỹ đạo của Trái đất tại một điểm. Khi đi ngang qua giao điểm này của hai quỹ đạo, Trái đất sẽ gặp vành đai ấy nên các hạt bụi vũ trụ và thiên thạch từ sao chổi 55P/Tempel-Tuttle do bị tác động của sức hút của Trái đất sẽ rơi vào khí quyển như …mưa.

Leonids được gọi là vua trong 11 loại mưa sao băng chủ yếu thường đến với Trái Đất. Mười mưa sao băng kia là Quadrantids, Lyrids, Eta Aquarids, Southern Delta Aquarids, Alpha Capricornids, Southern Iota Aquarids, Northern Iota Aquarids, Perseids, Orionids và Geminids. Mỗi loại mưa sao băng xuất hiện vào những lúc khác nhau trong một năm, nhưng không phải lúc nào cũng có thể trong thấy rõ như Leonids.

Mưa sao băng Leonids xuất hiện vào khoảng các ngày từ 14-11 đến 20-11 mỗi năm. Ngày cao điểm thường rơi vào 17-11. Trận mưa sao băng được xem là lớn nhất xảy ra vào đêm 12 tháng 11 năm 1833.

Hiện nay mưa sao băng Leonids ngày càng yếu dần, cho đến khi sao chổi 55P/Tempel-Tuttle tạo ra vệt bụi mới theo chu kì 33 năm.

Ảnh: hình vẽ mưa sao băng leonids 1833 được sách báo miêu tả như quang cảnh của ngày tận thế khi bầu trời đêm xuất hiện dày đặc các quả cầu lửa (fireball).


MƯA SAO BĂNG GEMINIDS:

Mưa sao băng Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19 và cho đến nay nó là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm. Trong một thời gian dài nguồn gốc của mưa sao băng Geminids khá bí ẩn, các nhà thiên văn cố gắng kiếm tìm sao chổi đã gây ra trận mưa sao băng này. Nhưng sự việc chỉ được sáng tỏ vào năm 1983, khi NASA phát hiện ra vật thể 3200 Phaethon có lẽ chính là nguồn gốc gây ra mưa sao băng Geminids hàng năm từ 7/12 đến 17/12.

Nguồn gốc

Với vật thể 3200 Phaethon nguyên nhân gây ra sao băng Geminids, hiện nay nó không giống một ngôi sao chổi mà như là một tiểu hành tinh với cấu tạo bằng vật chất rắn hơn là băng và nước. Nhưng các nhà thiên văn tin rằng 3200 Phaeteon là nhân của một sao chổi xa xưa vốn đã bị gió mặt trời thổi bay hết lớp vỏ bên ngoài.

Một số lưu ý khi thức quan sát mưa sao băng:

Khi có thông tin về mưa sao băng, các bạn thường sẽ phải thức gần như đến sáng để xem, chính vì vậy, một số lời khuyên dành cho các bạn đam mê bầu trời để đảm bảo sức khỏe và có thể quan sát được tốt nhất.

- Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng bạn nhé! Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường. Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.

-Chọn 1 địa điểm có tầm nhìn thoáng và tối để có thể quan sát được tốt hơn.

-Mang theo bản đồ sao hoặc laptop có chương trình mô phỏng bầu trời nếu có để xác định được vị trí của chòm sao và vùng trời mà mưa sao băng xuất phát tại đó và quan sát những vật thể khác.

-Không nên chăm chú vào chòm sao mà dường như trận mưa sao băng sẽ xuất phát từ đấy. Ví dụ, trận mưa sao băng geminids – các sao băng dường như xuất phát từ chòm sao này nhưng nếu chứ chăm chú vào chòm sao này thì thấy rất ít sao băng, phải nhìn về bao quát về phần bầu trời xung quanh chòm sao đấy thì sẽ thấy được nhiều sao băng hơn.

-Nếu được, mang nệm, chiếu, túi ngủ hoặc thứ gì có thể được để trải xuống nằm không để bị lạnh lưng và đặc biệt luôn mang theo mũ, áo ấm khi thức cả đêm quan sát để tránh nhiễm sương.

Phương Loan (HAAC)


Tài liệu tham khảo:
-IMO Meteor shower calendar 2008
-Trang web của Nasa
-Wiki VN
-Bài viết của các thành viên HAAC

Phát hiện một hành tinh ngoại gồm toàn nước

Posted by Gin | Posted in | Posted on 1/05/2010 02:51:00 CH

0


Bằng chứng tốt nhất từ trước đến nay về một hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta có cùng kích cỡ và nhiệt độ như Trái đất vừa được một đội gồm các nhà thiên văn quốc tế công bố. Những phép đo sơ bộ nhiệt độ, khối lượng và bán kính của hành tinh ngoại ấy cho thấy nó cấu thành hầu như toàn bộ từ tước lỏng – mặc dù nó có thể có có một lõi đá nhỏ.

Ảnh minh họa hành tinh ngoại GJ 1214b, quay xung quanh một ngôi sao lùn đỏ cách Trái đất 40 năm ánh sáng. (Ảnh: David A Aguilar, CfA)

Hành tinh ngoại trên gọi là GJ 1214b và đã được theo dõi bởi David Charbonneau và các đồng nghiệp tại trường đại học Harvard, cùng với các nhà nghiên cứu ở Mĩ, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Pháp.

GJ 1214b quay tròn xung quanh một ngôi “M lùn” gần đó, ngôi sao nhỏ hơn nhiều so với Mặt trời của chúng ta. Hành tinh ngoại tren có đường kính gấp 2,5 lần Trái đất và nặng hơn Trái đất 6,5 lần.

Nó quay xung quanh ngôi sao của nó mỗi vòng mất 1,6 ngày ở khoảng cách cỡ 15 lần bán kính sao. Trái đất, trái lại, quay cách Mặt trời 215 lần bán kính mặt trời.

Hành tinh lỏng

Cùng với nhau, nhưng thông số này cho biết GJ 1214b có cùng mật độ nước – và Charbonneau phát biểu với physicsworld.com rằng rất có khả năng hành tinh ngoại trên cấu tạo hoàn toàn từ nước ở thể lỏng.

Đội nghiên cứu tin rằng nhiệt độ bề mặt của hành tinh ngoại trên khoảng chừng 120 đến 280oC. Trong khi nhiệt độ rõ ràng cao hơn điểm sôi của nước trên Trái đất, Charbonneau nói rằng trường hấp dẫn – và do đó áp suất – cao hơn trên hành tinh ngoại sẽ đảm bảo cho nước ở thể lỏng.

Một khả năng khác là hành tinh trên có một lõi đá nhỏ bao quanh bởi một đại dương nước nặng và cuối cùng là một bầu khí quyển bên ngoài gồm hydrogen và helium. Tuy nhiên, quan điểm này không thể xác nhận vì đội nghiên cứu không có khả năng nghiên cứu thành phần của ngôi sao một cách chi tiết.

Yêu cầu đó đòi hỏi sử dụng kính thiên văn vũ trụ, ví dụ như kính Hubble, để tìm kiếm các vạch phổ hấp thụ và phát xạ nhỏ xíu trong ánh sáng sao truyền qua bầu khí quyển của hành tinh ngoại trên hành trình của nó đi tới Trái đất. Charbonneau và các đồng sự đã đăng kí thời gian sử dụng Hubble và hi vọng thực hiện một nghiên cứu như vậy trong năm tới.

Mặc dù cần phải viện đến những thiết bị đắt tiền như Hubble để biết thêm nhiều điều về GJ 1214b, nhưng thật ra hành tinh trên đã được phát hiện ra bằng một ma trận tám chiếc kính thiên văn “kiểu dùng liền” 16 inch lắp đặt tại Đài thiên văn F L Whipple trên đỉnh Hopkins, Arizona. Mang tên là Đài thiên văn Mearth, những chiếc kính thiên văn trên được điều khiển bằng rô-bôt để nghiên cứu có hệ thống các ngôi sao lùn M đã biết, chúng nhỏ hơn và tối hơn Mặt trời nhiều lần.

GJ 1214b được MEarth phát hiện ra vì độ sáng của ngôi sao của nó biến thiên khi đo trong những ngày liên tiếp – vì một phần ánh sáng sao bị hành tinh ngoại trên chặn lại. Mearth do Charbonneau chỉ đạo, ông là người được mô tả là “liều lĩnh làn việc”. Tuy nhiên, có vẻ như công việc thật bỏ công vì GJ 1214b được phát hiện ra chỉ ba tháng sau khi triển khai chương trình quan sát ba năm đã lên kế hoạch từ trước.

Frederic Pont, một nhà thiên văn tại trường đại học Exeter ở Anh, nghĩ rằng MEarth là một “dự án không tưởng” và việc phát hiện ra GJ 1214b “có tính thuyết phục hơn” việc phát hiện ra CoRoT 7b, hành tinh ngoại nhỏ nhất từng được biết.

Mặc dù GJ 1214b lớn hơn CoRoT 7b, nhưng nó đủ nguội để có nước lỏng – một dấu hiệu quan trọng cho sự sống. Ngoài ra, bằng chứng cho GJ 1214b có tính thuyết phục hơn so với CoRoT 7b, sự tồn tại của CoRoT 7b dựa trên các kĩ thuật phân tích dữ liệu mà một số nhà thiên văn còn nghi vấn.

Nghiên cứu được công bố trên tờ Nature.

Thư viện vật lý